Vải Poly là gì? Tìm hiểu chất liệu vải poly chuyên dùng trong ngành may mặc

Chất liệu vải là một trong những chất liệu phổ biến nhất trong may mặc cũng như là một yếu tố quan trọng trong công nghệ in chuyển nhiệt. Vậy chất liệu vải poly là gì? Điều gì đã khiến loại vải này trở nên đặc biệt? Hãy cùng Interprint khám phá qua bài viết dưới đây. 

I. Chất liệu vải poly là gì?

Vải Polyester hay còn được gọi tắt là vải Poly được ra đời vào khoảng năm 1951. Đây là loại vải tổng hợp có nguồn gốc chính đến từ than đá, không khí và dầu mỏ. Các nhà khoa học thường tiến hành phản ứng hóa học giữa rượu và acid để tạo ra được sợi Polyester. Trong phản ứng này, các nguyên tử sẽ liên kết lẫn nhau. Và cuối cùng tạo thành một nguyên tử lớn hơn với cấu trúc tương đồng. 

Ngày nay, Polyester được chia thành 4 loại sợi cơ bản: sợi xơ, sợi thô, sợi filament, sợi fiberfill. Đồng thời là 2 dạng vải chính: Polyethylene Terephthalate (PET) và poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT). Trong đó, PET được ưa chuộng nhiều hơn vì tính ứng dụng và độ bền cao. Ngoài ra, vải PET có thể sử dụng chung với nhiều loại vải khác tạo ra khả năng chống bụi bẩn.  

Vải Poly là gì
Vải Poly là gì

II. Các ưu điểm của vải Polyester

Với cấu tạo đặc biệt, chất liệu vải poly được áp dụng trong hầu hết các loại sản phẩm. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của loại vải này: 

1. Khả năng chống nước, chống cháy hoàn hảo

Loại vải này có tính hút ẩm khá kém, giúp chống nước một cách hiệu quả. Chính vì điều đó mà khá nhiều sản phẩm đã được làm từ chất liệu vải poly. Chẳng hạn như áo khoác, giày dép hay túi ngủ, lều bạt. Do vậy mà quá trình sấy khô trở nên thuận tiện hơn cho người dùng. 

Không chỉ dừng lại ở đó, vải Polyester còn có khả năng cách nhiệt và chống cháy hoàn hảo. Vì thế, người dùng được đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm. 

Khả năng chống nước cao
Khả năng chống nước cao

2. Độ bền màu và khả năng thấm màu nhuộm cao

Đây là một trong nhiều loại vải được ưu tiên khi áp dụng công nghệ in chuyển nhiệt. Bởi vì vải Polyester cho phép nhà sản xuất có thể in màu vẽ dễ dàng. Đồng thời mang lại độ bền màu cao, chống phai màu khi giặt ủi. Như vậy, bạn có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo được chất lượng hình vẽ. Do đó, hầu hết các xưởng in đã lựa chọn loại vải này khi thực hiện kỹ thuật in ấn.

Khả năng thấm màu nhuộm tốt
Khả năng thấm màu nhuộm tốt

3. Chất liệu vải làm tăng khả năng chống nhăn 

So với nhiều loại vải khác, Polyester có khả năng chống nhăn gần như là hoàn hảo. Đây là một trong những tính năng ưu việt của sợi vải này, giúp quá trình sản xuất được thực hiện dễ dàng hơn. Không chỉ thế còn tạo điều kiện cho người dùng vì form áo gần như không bị biến dạng. Do đó, bạn có thể yên tâm khi sử dụng các sản phẩm được chế tạo từ sợi vải Polyester. 

4. Tránh nhiều rủi ro khi vệ sinh, làm sạch 

Bề mặt sáng bóng và khả năng hấp thụ kém là nguyên nhân khiến bụi bẩn không thể bám dính lâu. Vì thế, quy trình làm sạch cũng được rút ngắn và thực hiện đơn giản hơn. Bạn có thể vệ sinh các loại sản phẩm được làm từ sợi Polyester bằng tay hoặc bằng máy giặt. Điều này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến độ bền hay xuất hiện những vết nhăn trên vải.

III. Nhược điểm của vải Polyester

Ngoài những tính năng vượt trội nói trên, loại vải này vẫn còn một số nhược điểm có thể nhận thấy. Điểm trừ lớn nhất của Polyester là độ dày và khả năng thấm hút mồ hôi kém. Dẫn đến việc khiến người mặc cảm thấy bí bách và khó chịu khi hoạt động dưới thời tiết gay gắt. Để khắc phục hạn chế này, nhà sản xuất thường kết hợp với chất liệu vải khác. Từ đó làm tăng độ thoáng mát và hút ẩm, giúp khách hàng hài lòng, thoải mái hơn. 

IV. Cách vệ sinh, làm sạch và bảo quản hợp lý 

Việc làm sạch chất liệu poly trở nên dễ dàng hơn  so với những loại vải khác. Bạn có thể sử dụng bất kỳ phương thức giặt ủi nào mà không sợ bị mất màu. Thêm vào đó, khả năng chống nhăn của Polyester cũng giúp bạn có thể dễ dàng bảo quản. Tuy vậy, bạn cũng cần phải lưu ý không nên để chế độ máy giặt quá mạnh. Vì như thế có thể làm giảm đi độ bền màu đáng kể. 

Vệ sinh chất liệu vải poly
Vệ sinh chất liệu vải poly

Lời kết

Polyester là loại vải được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thời trang với nhiều lợi ích vượt trội. Bên cạnh đó, chất liệu vải poly cũng được áp dụng hầu hết tại các xưởng in chuyển nhiệt. Nắm bắt kịp xu hướng, Interprint đã cho ra mắt đa dạng các mẫu sản phẩm được làm từ sợi Polyester.

In chuyển nhiệt và in PET chuyển nhiệt là những phương pháp hiện đại giúp tạo ra hình ảnh sắc nét, bền màu trên nhiều loại chất liệu, trong đó vải thun được ưa chuộng nhờ tính co giãn và thoải mái. Cắt laser cũng là một công nghệ tiên tiến, mang lại độ chính xác cao trong việc gia công các sản phẩm in ấn. Để hiểu rõ hơn về các công nghệ này và khám phá những dịch vụ mà Interprint cung cấp, bạn có thể theo dõi chúng tôi trên Facebook và Pinterest, nơi luôn cập nhật các dự án và ý tưởng mới nhất.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây để có được thông tin hữu ích:

FAQs - Tìm hiểu thêm về chất liệu vải Poly qua FAQs

Vải poly, còn được gọi là vải polyester, là loại vải được sản xuất từ sợi polyester, một loại sợi tổng hợp được tạo ra từ các hợp chất hữu cơ. Vải poly thường được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc, trang trí nội thất, và sản xuất đồ dùng gia đình khác nhau.
Vải poly có nhiều đặc điểm tích cực bao gồm khả năng chống nhăn, độ bền cao, độ bền màu tốt, và khả năng chống tia UV. Nó cũng thường có khả năng thoáng khí và kháng khuẩn, tùy thuộc vào cách xử lý và hoàn thiện cuối cùng của vải.
Vải poly được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm may mặc (như áo thun, quần áo thể thao, áo mưa), trang trí nội thất (như rèm cửa, drap), đồ dùng gia đình (như ga giường, băng trải giường), và cả trong ngành công nghiệp (như túi bao bì, đồ bảo hộ lao động).
5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

MỤC LỤC